Category: Tin tổng hợp

“Người đưa đò đặc biệt” Nghề giáo đòi hỏi sự hy sinh, yêu nghề, mến trẻ. Với các giáo viên dạy trẻ khuyết tật, tự kỷ thì sự hy sinh, vất vả đó cần lớn hơn nhiều. Họ thực sự là người mẹ thứ hai của các em.

https://baobariavungtau.com.vn/xa-hoi/202211/ky-niem-40-nam-ngay-nha-giao-viet-nam-2011-1982-2022-nguoi-dua-do-dac-biet-964305/index.htm?utm_source=zalo&utm_medium=zalo&utm_campaign=zalo&zarsrc=31#:~:text=%27%27Ng%C6%B0%E1%BB%9Di-,%C4%91%C6%B0a,-%C4%91%C3%B2%27%27%20%C4%91%E1%BA%B7c%20bi%E1%BB%87t

Thông báo lịch nghỉ Tết Tân Sửu 2021
Thông báo lịch nghỉ Tết Tân Sửu 2021

Trung tâm HTPT giáo dục hòa nhập Phước An, xin thông báo đến quý phụ huynh lịch nghỉ Tết Nguyên Đán Tân Sửu 2021 như sau:

  • Các con nghỉ từ ngày mùng 10/2/2021 (tức 29/12/2020) đến hết ngày 16/2/2021 (tức mùng 5 tết).
  • Ngày 17/2/2021 (tức mùng 6 Tết) các con đi học lại bình thường.

Nhân dịp Năm mới Tân Sửu 2021 Kính chúc Qúy Phụ huynh một Năm mới Bình An và Hạnh Phúc.

THÔNG BÁO

Kính gửi: QUÝ PHỤ HUYNH VÀ TẬP THỂ GIÁO VIÊN

Trong bối cảnh dịch COVID 19 đang là tâm điểm rất nguy hiểm và diễn biến phức tạp. Để đảm bảo an toàn cho các con và giáo viên. Trung tâm HTPT giáo dục hòa nhập Phước An yêu cầu giáo viên:
1. Tăng cường vệ sinh hàng ngày các khu vực tại trung tâm, đặc biệt là các phòng học, không gian chung như phòng vận động, nhà banh, khu sân chơi, hành lang, nhà vệ sinh…
2. Sử dụng dung dịch rửa tay diệt khuẩn, rửa tay bằng xà phòng và đo thân nhiệt ngay khi đến trung tâm.
3. Thường xuyên cho trẻ rửa tay bằng xà phòng ít nhất 5 lần/ngày trong suốt ngày học bán trú tại trung tâm.
4. Thường xuyên lau dọn lớp học trong ngày. Vào cuối giờ về sử dụng dung dịch clormin B pha loãng để vệ sinh lớp học.
5. Toàn bộ giáo viên, cán bộ, nhân viên phải mang khẩu trang trước khi tới trung tâm, khi làm việc với trẻ và khi ra khỏi trung tâm.
6. Sau mỗi giờ can thiệp sẽ lau đồ dùng bằng cồn để diệt khuẩn. Lau bàn ghế sau mỗi giờ học.
7. Cập nhật hàng ngày sĩ số của học sinh và lý do nghỉ học.

Để giúp các con không bị gián đoạn việc học và đảm bảo tiến bộ, sự ổn định. TT kính mong nhận được sự phối hợp từ phía gia đình quý phụ huynh thực hiện những nội dung:

1. Các học sinh đang bị ho, sổ mũi, đau người mệt mỏi hoặc sốt trên 38 độ C, gia đình vui lòng cho con ở nhà theo dõi và đi khám tại các cơ sở y tế.
2.Trong trường hợp muốn cho trẻ nghỉ, Quý phụ huynh vui lòng báo cho cô Lan (0983.725.792), cô Nhung Phạm (039.877.2368) hoặc giáo viên chủ nhiệm, giáo viên can thiệp của con để được hướng dẫn cụ thể.
3. Quý phụ huynh vui lòng đón con đúng giờ và đeo khẩu trang, rửa tay trước khi tới trung tâm và khi dời khỏi trung tâm.
4. Không trao đổi trực tiếp với giáo viên, phụ huynh có thể gọi điện hoặc nhắn tin cho giáo viên để trao đổi các thông tin cần thiết.
Rất mong quý phụ huynh thông cả và cùng hợp tác

Trân trọng!
GIÁM ĐỐC

LÊ THỊ CHÍNH LAN

Chữa trị bệnh tự kỷ cho trẻ theo phương pháp tâm lý giáo dục

Trị liệu phân tâm

Phương pháp này chủ yếu là chơi và nói chuyện, nhằm giúp trẻ và gia đình giải tỏa những căng thẳng dồn nén trong quá khứ, hệ thống lại cấu trúc nhân cách của trẻ. Trong trị liệu phân tâm sẽ giúp cải thiện bầu không khí gia đình, giúp mọi người thấu hiểu thực tại và chấp nhận thực tại tốt hơn, mọi người sẽ vui vẻ hơn trong giao tiếp và chăm sóc trẻ. Điều này giúp trẻ tự kỷ cải thiện tình huống giao tiếp và hình thành sự tiếp xúc qua lại. Khuyến khích trẻ hợp tác trong mọi hoạt động sinh hoạt của gia đình, nhà trường và xã hội; từ đó, tình trạng tự kỷ của trẻ được cải thiện dần dần.

Cách chữa bệnh tự kỷ ở trẻ em theo phương pháp y sinh học và tâm lý giáo dục phần 3

Phương pháp tâm vận động

Một phương pháp kích thích trẻ hoạt hóa hành vi. Quan điểm chi phối của phương pháp là: Vận động (hoạt động) của cơ thể sẽ dẫn đến sự nhanh nhạy hệ thần kinh và tác động đến phát triển tâm lý, vận động về cơ thể càng tăng thì vận động về tâm lý tăng theo; phát triển vận động sẽ dần phát triển tâm lý. Đồng thời sự phát triển tâm lý sẽ kéo theo sự phát triển vận động. Phương pháp này giúp những trẻ em gặp các vấn đề khó khăn về tâm lý có khả năng phối hợp các chức năng tâm trí tản mạn, hướng trẻ đến những hoạt động tâm lý có ý nghĩa cho chính trẻ em đó và cho những người xung quanh. Khả năng hợp tác của trẻ được tăng lên khi áp dụng phương pháp.

Phương pháp chỉnh âm và trị liệu ngôn ngữ:

Đây là phương pháp can thiệp thường thấy nhất ở trẻ tự kỷ. Trẻ tự kỷ có khó khăn về liên hệ; điều này bị chi phối to lớn bởi ngôn ngữ và lời nói. Theo các chuyên gia âm ngữ trị liệu, nếu trẻ tự kỷ biết nói sẽ ảnh hưởng rất tốt cho sự phát triển trong tương lai. Nên chỉnh âm là một phần đặc biệt quan trọng cho trị liệu. Trị liệu thường được áp dụng cho từng trẻ một, diễn ra từ một đến hai tuần một lần và đôi khi kéo dài nhiều năm. Mục tiêu và phương pháp được soạn dựa vào khả năng ngôn ngữ của trẻ.

Trò chơi đóng vai

Đây là sự diễn xuất tình huống, người đóng phải tưởng tượng mình là nhân vật khác, biểu lộ những buồn bực, nóng giận, vui vẻ hạnh phúc… mà vai diễn quy định. Ví dụ: tập làm MC, nhạc công, công an, cô giáo, bác sỹ…

Trò chơi đóng vai thể hiện mức độ cao trong phát triển nhận thức, nêu trẻ làm tốt phương pháp này thì cơ hội hòa nhập của trẻ hầu như bình thường, có thể tham gia tốt vào đời sống xã hội, cộng động.

Phương pháp giáo dục đặc biệt

Hầu hết các nước trên thế giới hiện nay, giáo dục đặc biệt cho trẻ tự kỷ là một việc thông thường. Do trẻ tự kỷ bị rối loạn phát triển nên có rất nhiều khiếm khuyết: trí tuệ, giao tiếp, xúc cảm, tình cảm, ngôn ngữ, tự phục vụ… Thông qua giáo dục sẽ giúp trẻ hiểu và có kỹ năng hòa nhập xã hội, tăng cường khả năng giao tiếp, giúp nhận thức sự vật và hiện tượng xung quanh, hiểu biết và quan tâm đến những ứng xử tình cảm của người khác, tăng cao khả năng hội nhập cộng đồng.

Những nước trên thế giới có nền giáo dục phát triển, việc giáo dục trẻ tự kỷ thường sớm hơn trẻ bình thường. Xu hướng hiện nay là giáo dục cho trẻ tự kỷ ngay sau khi đưa ra chẩn đoán. Việc giáo dục trẻ tùy thuộc vào khả năng nhận thức và hành vi của trẻ; mục tiêu, chương trình và phương pháp đều được thiết kế dựa vào mức độ trí tuệ của trẻ.

Tự kỷ tuổi thiếu niên và trưởng thành
tu-ky-tuoi-thieu-nien-va-truong-thanh
Chứng Rối loạn Tự kỷ: Thiếu niên và trưởng thành

Quý vị vào trang này: http://chamevoiconkhuyettat.org/Navigation%20Pages%20L2/tailieuvetuky.html

Bé vui trung thu

https://www.youtube.com/watch?v=JvZMHcyUNhs